Máy chủ ảo là gì? Ưu – nhược điểm là gì?

Cloud VPS là gì?
Cloud VPS là gì? Tìm hiểu chi tiết về Cloud VPS
13 Tháng Mười Hai, 2022
Giải pháp xây dựng phòng máy chủ server hiệu quả cho doanh nghiệp
Giải pháp xây dựng phòng máy chủ server hiệu quả cho doanh nghiệp
17 Tháng Mười Hai, 2022

Máy chủ ảo là gì? Ưu – nhược điểm là gì?

Máy chủ ảo là gì

Máy chủ ảo là gì

Máy chủ ảo được nhiều người quan tâm vì những lợi ích mà dịch vụ này mang lại trong thời kỳ chuyển đổi số. Bởi nó được sử dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ khi mà đưa hàng hóa lên internet để quảng bá sản phẩm là xu hướng hot nhất. Vậy máy chủ ảo là gì? Ưu và nhược điểm là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Máy chủ ảo là gì

Máy chủ ảo là gì

1. Máy chủ ảo là gì?

Máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo bằng các phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều các loại máy chủ khác nhau cũng có tính năng gần như máy chủ riêng (dedicated server), và chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó.

Mỗi một máy chủ ảo VPS là một hệ thống hoàn toàn biệt lập với nhau, cũng có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, và dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, thật ra người dùng cũng có toàn quyền được quản lý root và cũng có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

Những điểm đặc trưng của máy chủ ảo đó là:

Tồn tại trong không gian mạng, không thể nhìn thấy hay chạm vào được.

Có đầy đủ các cấu hình: CPU, RAM, IP, ổ HDD, hệ điều hành.

Có các tính năng và hoạt động như một máy chủ riêng.

Người dùng không phải chia sẻ RAM, CPU hay bất cứ dữ liệu nào.

Người dùng tự quản lý root và có thể khởi động lại hệ thống mọi lúc.

2. Máy chủ ảo dùng để làm gì?

2.1 Lưu trữ dữ liệu.

Tính linh hoạt cao: Người dùng có thể truy cập dữ liệu bất cứ khi nào vì có thể lưu trữ các tài liệu, hình ảnh, video, tệp dữ liệu vào máy chủ ảo…

Không sợ mất dữ liệu: Máy chủ ảo có tính bảo mật cao vì có nhiều lớp bảo vệ ảo và vật lý.

2.2 Lưu trữ website/Web hosting.

Máy chủ ảo có khả năng cung cấp dung lượng cho nhiều loại website, đặc biệt là những website có lượng truy cập lớn như website thương mại điện tử, diễn đàn…

Máy chủ ảo có khả năng lưu trữ website đa dịch vụ

2.3 Nghiên cứu học tập.

Việc chia sẻ tài nguyên đã giúp cho máy chủ ảo có chi phí sử dụng rẻ hơn máy chủ vật lý, phù hợp với học sinh, sinh viên muốn học về các hệ điều hành như Linux, Ubuntu…

2.4 Thiết lập Server.

Máy chủ ảo cho phép người dùng thiết lập những loại Server cần sử dụng như Web Server, Mail Server, Server cho ứng dụng…

3. Cơ chế hoạt động của máy chủ ảo

Mỗi máy chủ ảo VPS lại là một hệ thống độc lập riêng biệt hoàn toàn, chúng có hệ điều hành riêng, toàn quyền quản lý root và cũng có thể restart lại hệ thống bất cứ khi nào. Vì lý do này mà, VPS hạn chế được đến 100% khả năng bị tấn công của hack local.

Ở trên một server chạy Share Host có rất nhiều Website chạy cùng chung với nhau, chúng có chung tài nguyên server phân chia, nên nếu như một website bị tấn công Ddos, Botnet quá mạnh thì sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, còn với máy chủ ảo VPS thì nếu có bị tấn công một server thì các server khác của VPS cũng không bị ảnh hưởng gì.

Dịch vụ máy chủ ảo VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn hoặc có mã nguồn rất nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không bao giờ đáp ứng đủ được nhu cầu. VPS sẽ đòi hỏi người dùng biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật… nhưng chúng ưu điểm hơn Share Host nhiều.

Xem thêm: Máy chủ ảo là gì? Ưu – nhược điểm là gì?

4. Ưu điểm, nhược điểm của máy chủ ảo VPS.

4.1 Ưu điểm của máy chủ ảo.

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của máy chủ ảo VPS.

Chi phí thấp: Ảo lưu trữ chính là giá trị tuyệt vời nhất và là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. Hoặc những công ty mới bắt đầu nên ngân sách còn nhiều hạn chế. Hay đang cố gắng giảm thiểu vốn, cũng như hạn chế tối đa việc mua thiết bị.

An toàn tuyệt đối: Việc thuê được một hệ thống VPS trực tiếp từ các nhà cung cấp, lưu trữ cơ sở hạ tầng riêng. Hoặc phần chính của máy chủ có xu hướng thiết lập sau tường lửa. Sẽ giúp bạn được bảo vệ và không bị quấy nhiễu bởi những hacker có tính tò mò.

Tính linh hoạt cao: Điểm cộng của nền tảng ảo hóa chính là các thử nghiệm và tính linh hoạt. Bạn có thể thực hiện cùng lúc hàng loạt các tính năng mà không cần phải đăng ký hợp đồng dài hạn, hay cam kết. Đôi khi tùy chỉnh hay thay đổi kế hoạch của bạn để sắp xếp cho băng thông bộ nhớ, đĩa cứng. Ngay cả khi truy cập cơ sở dữ liệu phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của đơn vị mình.

Công cụ hỗ trợ rộng rãi nhất hiện nay: Sự hỗ trợ của những máy chủ ảo sẽ hỗ trợ và cung cấp một an ninh bổ sung, khi bạn cần sự trợ giúp. Thông thường, sự hỗ trợ này được cung cấp hoàn toàn miễn phí, bổ sung cho khách hàng của tất cả nhà cung cấp hosting.

4.2 Nhược điểm của máy chủ ảo.

Tuy có rất nhiều ưu điểm, nhưng máy chủ ảo VPS cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Kiểm soát: Một trong những tính năng của máy chủ ảo chính là chia sẻ các thành phần phần mềm. Tuy nhiên, việc chia sẻ này sẽ dẫn đến việc không thể cấu hình các thiết lập cá nhân độc lập, với người khác được lưu trữ trên VPS.

Rủi ro: Có thể vì một lý do nào đó mà công ty lưu trữ của bạn có thể không cấp cho bạn địa chỉ IP của riêng bạn. Dẫn đến việc họ chia sẻ IP của bạn với người thuê ít thận trọng khác. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho trang web của bạn bị cấm, trên các thanh công cụ tìm kiếm nhiều nhất hiện nay.

5. Lý do nên dùng máy chủ ảo.

Tính năng máy chủ ảo

Tính năng máy chủ ảo

5.1 Driver – Không cần phải quan tâm.

Việc tìm kiếm, add driver (download, nhúng rồi setup) cho các thiết bị đi kèm khi sử dụng server vật lý là công việc nhàm chán đôi khi phức tạp. Với VPS, các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, card mạng, đều đã được ảo hóa và việc cài đặt chúng chỉ đơn giản với vài cú click chuột

5.2 Tận dụng tối đa tài nguyên.

Giả sử có 1 server đang chạy các ứng dụng trên nền Windows với ½ năng lực hệ thống, giờ nhu cầu phát sinh cần chạy thêm các ứng dụng trên nền Linux. Nếu ko có VPS, bạn phải đầu tư 1 hệ thống máy chủ thứ 2, rât tốn kém và cồng kềnh mà năng lực hệ thống kia chưa khai thác hết. Với VPS thì sẽ nhanh chóng chia server này làm 2 máy chủ nhỏ hơn, vừa tiết kiệm, vừa tận dụng và dễ quản lý

5.3 Sao lưu, dịch chuyển dữ liệu nhanh chóng.

Mất mấy ngày mới config xong 1 hệ thống phức tạp. Muốn backup lại toàn bộ hệ thống này và cất đi để khi nào có sự cố, bạn cần mang cái file backup đó ra và chạy lại. VPS sẽ là giải pháp cho vấn đề đó. Tất nhiên cũng có thể dùng các chương trình tạo ảnh như Ghost hay True images nhưng nó phụ thuộc nhiều vào cấu hình phần cứng và chắc chắn cần phải ngồi hàng giờ trong một IDC lạnh lẽo, dịch vụ sẽ phải tạm ngưng trong thời gian đó. Với VPS, chỉ cần ngồi ở nhà, bấm 1 nút sao lưu, thậm chí nếu server xuất hiện dấu hiệu lỗi phần cứng, bấm thêm 1 nút nữa là sẽ chuyển toàn bộ hệ thống đang chạy sang 1 máy chủ khác an toàn hơn.

5.4 Ảo hóa DC và hệ thống quản lý tập trung.

Khi bạn quản lý hàng chục server, mỗi lần sẽ phải login vào từng máy để kiểm tra và theo dõi từng máy một. Với giải pháp VPS sẽ ảo hóa toàn bộ các server này và chỉ cần login vào 1 hệ thống duy nhất để theo dõi hiện trạng tất cả các server còn lại.

6. Những thông số cần quan tâm khi mua hay thuê máy chủ ảo.

Mỗi Virtual Private Server có các thông số khác nhau sẽ quyết định đến chất lượng và giá tiền của máy. Vì vậy bạn cần quan tâm đến các thông số sau trước khi mua thuê máy chủ ảo VPS:

6.1 RAM.

Đây là một bộ phận quan trọng quyết định năng suất làm việc của bất kỳ máy tính nào. RAM của các máy chủ riêng ảo hiện nay chủ yếu từ 512MB đến 32 GB, RAM càng lớn thì khả năng xử lý, tốc độ VPS càng cao. Tùy vào nhu cầu sử dụng sẽ cần bộ nhớ RAM khác nhau. Chẳng hạn bạn cần dùng website WordPress thì RAM từ 2GB trở lên mới có thể xử lý được lượng truy cập lớn mỗi ngày.

6.2 Ổ đĩa cứng (Disk).

Đây là không gian lưu trữ các file của hệ điều hành, các file mã nguồn web của máy chủ riêng ảo. Disk sẽ có 2 loại gồm ổ HDD và SSD (ổ cứng bán dẫn có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ HDD nhiều lần). Một số VPS chứa ổ SSD có tốc độ lên tới 2 GB/s. Và tất nhiên tiền nào của nấy, máy chủ riêng ảo chứa ổ HDD sẽ có giá rẻ hơn so với ổ SSD.

6.3 CPU Core.

CPU core càng nhiều thì hiệu suất làm việc càng tốt. Thông thường một VPS được chia core từ máy chủ vật lý sẽ có từ 1 đến 16 core cho bạn lựa chọn.

6.4 Băng thông (Bandwidth).

Là lượng dữ liệu tối đa có thể truyền tải giữa người sử dụng và website trong một giây. Tùy vào gói VPS sẽ có giới hạn băng thông khác nhau, băng thông càng cao thì mức dữ liệu có thể truyền tải càng lớn, tránh làm đường truyền ngắt quãng, đáp ứng được lượng truy cập cao trên các website…

6.5 Số lượng địa chỉ IP (Internet Protocol).

Nếu bạn có nhu cầu mua thêm nhiều địa chỉ IP (để sử dụng cho nhiều website chẳng hạn) thì nhà cung cấp VPS sẽ tính thêm phí và cấp cho bạn các dãy IP ngẫu nhiên.

6.6 SWAP.

Là một dạng RAM ảo được sử dụng để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu khi RAM vật lý đã đầy. SWAP không phải là một bộ nhớ như thông thường mà nó chỉ là một không gian lưu trữ trên ổ cứng. SWAP ít khi được người dùng quan tâm tới nên nó thường không được hiển thị ở các bảng giá khi mua/thuê máy chủ riêng ảo.

6.7 Hệ điều hành.

Khi mua hoặc thuê Virtual Private Server, nhà cung cấp sẽ cho bạn tùy chọn các hệ điều hành như CentOS, Ubuntu, Fedora, Windows… tùy vào mục đích sử dụng VPS, bạn có thể lựa chọn các hệ điều hành khác nhau. Ví dụ như khi bạn cần chạy website PHP thì nên chọn các hệ điều hành như CentOS hay Ubuntu vì có nhiều người sử dụng chúng…

Developed by maychufpt
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay